Báo giá thi công vách ngăn thạch cao phòng khách phòng bếp Báo giá thi công vách ngăn thạch cao phòng khách phòng bếp

Báo giá thi công vách ngăn thạch cao phòng khách phòng bếp

Quy trình thi công vách ngăn thạch cao

Báo giá thi công vách ngăn thạch cao phòng khách phòng bếp
Chủ đầu tư: Địa chỉ:
Loại hình: TIN TỨC Chi phí dự kiến:
Số tầng: Diện tích:
Phong cách kiến trúc:
Đơn vị thiết kế: Năm thực hiện:

Mục lục

Vách ngăn thạch cao hiện nay chính là một giải pháp tuyệt vời trong xây dựng, thi công nội thất. Vậy vách ngăn thạch cao là gì? Vách thạch cao có những loại nào? Ưu điểm của nó là? Tất cả những thông tin này sẽ có trong bài viết này, mời các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo nhé.

Vách ngăn thạch cao là gì? 

Vách ngăn thạch cao là những bức tường bao gồm sườn xương và tấm thạch cao dùng thay cho những bức tường xi măng để ngăn cách các không gian trong ngôi nhà. Vách được cấu tạo bao gồm khung xương kim loại, tấm thạch cao bao phủ, sơn bả matit và các vật tư phụ. Phương án thiết nhà nhà đẹp ngày nay thường được chúng tôi tư vấn cho chủ đầu tư trang trí nội thất sử dụng tường và trần thạch cao để tối ưu không gian, tiết kiệm cho phí và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Vách ngăn thạch cao phòng ngủ
Vách ngăn thạch cao phòng ngủ tiết kiệm diện tích, dễ dàng thi công và trang trí
Vách ngăn thạch cao trang trí phòng khách
Sử dụng vách ngăn thạch cao phòng khách đối với công trình diện tích xây dựng nhỏ như nhà phố là vô cùng tối ưu

==> 100 Mẫu trần thạch cao đẹp hiện đại, sang trọng.

Kết cấu của vách thạch cao là người ta sử dụng một khung xương chịu lực ở bên trong, bao phủ bên ngoài đó là thạch cao được ráp nối, sơn bả, có thể chịu được nước.

Cấu tạo vách ngăn thạch cao 

Vách thạch cao là loại vật liệu sử dụng một hệ khung xương chịu lực ở bên trong. Hệ khung xương này được cấu tạo bao gồm thanh đứng và thanh ngang. Trong đó:

• Thanh đứng là thanh chịu lực chính của cấu tạo vách thạch cao. Chức năng chính của bộ phận này đó chính là nâng đỡ hệ vách ngăn, thường được ký hiệu với các chỉ số như U49, U64, U75, U100 và U120.

• Thanh ngang hay còn được gọi là U nằm là thanh dùng để liên kết với thanh đứng, các tác dụng tạo nên khung vững chắc cho hệ tường thạch cao, được ký hiệu là U50, U65, U76, U101, U102.

==> Tuyển tập những mẫu biệt thư đẹpmẫu nhà phố đẹp được yêu thích nhất 2021.

Phân loại vách ngăn tường thạch cao 

Phân loại của vách ngăn tường thạch cao sẽ được xét về yếu tố cấu tạo và xét về chức năng.

Xét về cấu tạo 

Xết về cấu tạo thì vách ngăn tường thạch cao có 2 loại chính:

Vách ngăn thạch cao 1 mặt 

Chỉ có 1 mặt tấm sử dụng để che một khoảng không gian nào đó mà mặt bên kia không cần phải trang trí. Vách thạch cao 1 mặt có thể uốn cong, trang trí những gì bạn thích ở trên bề mặt tấm thạch cao. Loại vách ngăn này thường được sử dụng để trang trí cho phòng khách, trang trí thêm cho các bức tường.

Vách ngăn thạch cao 2 mặt 

Có cấu tạo khung xương giống với vách ngăn thạch cao 1 nhưng cả 2 mặt sẽ được sử dụng. Do đó loại vách ngăn này thường được thay thế cho các bức tường ngăn, phân chia phòng.

Xét về chức năng 

Xét về chức năng thì vách ngăn tường thạch cao sẽ được phân loại thành 5 loại.

Vách thạch cao tiêu âm 

Vách được thiết kế với dạng bề mặt đục lỗ, giúp tăng khả năng hấp thụ âm thanh, tán âm hay hút âm thanh, tránh bị nhiễu tiếng vọng, ù ngoài ý muốn. Do đó mà âm thanh được tròn vành, rõ chữ.

Vách thạch cao tiêu âm thường được sử dụng trong các phòng Karaoke, phòng thu âm, phòng họp hay các gia đình muốn có không gian tốt để trò chuyện, hát hò.

Vách thạch cao cách âm 

Cách sử dụng lõi bên trong có cầu tạo thêm bởi một lớp bông thủy tinh kết hợp cùng với một số vật liệu khác. 

Vách thạch cao cách âm tốt hơn so với tường truyền thống, giữ cho không gian trở nên yên tĩnh hơn. Vách thích hợp với những không gian cần đến sự yên tĩnh, nhẹ nhàng. Có thể kể đến như phòng ngủ, phòng giải trí âm thanh, phòng quán bả, phòng làm việc, phòng khách sạn…

Vách thạch cao chống cháy 

Đây là loại vách ngăn chuyên dùng cho các không gian công cộng hay có nhiều người sinh hoạt như khu chung cư, hội trường, khách sạn, nhà ở, trung tâm thương mại…

Vách thạch cao chống cháy cần phải đảm bảo 2 yếu tố:

• Giúp ngăn ngừa khả năng lan tỏa của ngọn lửa, khí độc sinh ra từ đám cháy. Hệ thống vách ngăn không được xuất hiện khe nứt.

• Giúp kháng lại sự gia tăng nhiệt độ của bề mặt không tiếp xúc với lửa.

Vách thạch cao cách nhiệt 

Vách thạch cao cách nhiệt giải pháp giúp tách li nhiệt độ bên ngoài đến nhiệt độ riêng của căn phòng.

Vách thạch cao cách nhiệt được thiết kế từ thạch cao và bông cách nhiệt giúp căn phòng có được sự thông thoáng, dễ chịu và tiết kiệm được điện năng.

Vách thạch cao trang trí 

Ngoài những gam màu trơn chủ đạo, đơn giản, thì vách ngăn thạch cao trang trí đã có thêm những hình ảnh cả tính, họa tiết nổi bật khác nhau. Vách thạch cao trang trí giúp trang trí cho không gian nhà ở, phòng dịch vụ có tính thẩm mỹ.

Ưu điểm của vách thạch cao 

• Loại vách ngăn này có trọng lượng nhẹ, nhẹ hơn so với tường gạch rất nhiều. Giúp làm giảm tải trọng cho kết cấu công trình xây dựng, giảm áp lực nặng cho nền móng, tiết kiệm cột…làm giảm được tối đa chi phí xây dựng công trình.

• Vách được làm từ tấm thạch cao Gyproc mang đến tính năng chống cháy, cách nhiệt, giúp làm giảm chi phí sử dụng quạt, điều hòa, máy lạnh.

• Tính năng cách âm, tiêu âm tốt phù hợp cho những ai thích không gian nhà yên tĩnh, tại phòng họp, karaoke, hội trường…

• Thi công nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí thi công. Dễ dàng trong việc lắp ráp, tháo dỡ, di chuyển và sửa chữa nhà.

• Mẫu mã đa dạng, phong phú, dễ dàng kết hợp với các đồ trang trí nội thất khác giúp năng cao tính thẩm mỹ, tạo nên vẻ đẹp, sự độc đáo riêng cho từng công trình xây dựng.

• Thân thiện với môi trường, giúp chống ẩm, không chứa hóa chất gây độc hại.

• Độ bền trên 10 năm, nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm với công trình nhà của mình sẽ luôn bền đẹp và sang trọng sau nhiều năm.

Nhược điểm của vách thạch cao 

• Vách thạch cao được biết đến với nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng bên cạnh đó chúng cũng có những nhược điểm sau đây mà các bạn cần cân nhắc để có sự lựa chọn cho phù hợp.

• Dễ bị ỗ vàng nếu như bị ngấm nước, do đó nó sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ cho tổng quan. Do đó mà các bạn không nên sử dụng vách thạch cao ở những nơi dễ tiếp xúc với nước.

• Có kết cấu rộng ở bên trong do đó trọng tải chịu lực sẽ không bằng tường gạch thông thường.

• Khi sử dụng lâu dài thì do tác động của nhiệt độ, thì vách có thể sẽ bị co lại, gây nên các vết nứt, do đó mà các bạn cần phải xử lý một cách kịp thời nếu như thấy có dấu hiệu nứt vỡ.

• Mức độ chịu lực tác động không tốt bằng vách ngăn thông thường. Chỉ cần tác động mạnh đến sẽ rất dễ gây ra sự hư hỏng, cong vênh, làm mất đi tính thẩm mỹ của vách ngăn.

Quy trình thi công làm vách thạch cao 

Các bước thi công làm vách thạch cao bao gồm các bước sau đây:

Máy larser định vị khi thi công công trình

Công tác chuẩn bị thi công nội thất
Bộ đồ bảo hộ thi công nội thất chuyên nghiệp
Bộ dụng cụ thi công nội thất
Chuẩn bị bộ dụng cụ chuyên nghiệp thi công nội thất
Những dụng cụ cần để thi công vách ngăn
Kiếm tra kỹ lưỡng và cẩn thận trước khi thi công
Tấm thạch cao
Tấm thạch cao tiêu chuẩn
Thi công vách thạch cao
Tấm thạch cao tiêu chuẩn
Thi công vách thạch cao
Vị trí để thi công
Công tác chuẩn bị thi công vách ngăn
Bộ dụng cụ hỗ trợ khi thi công
Đo đạc định vị vị trí thi công vách ngăn
Kiểm tra xác định vị trí thi công

Thi cong vach ngan thach cao

Thi công vách thạch cao

Đo và đánh dấu vị trí các thanh VT

Đo và cắt thanh xương đứng VT V-Sound90 tại vị trí đã đánh dấu

Đặt thành VT V- Sound90 đầu tiên vào trị trí và liên kết và tường

Lắp dựng hệ khung xương thứ nhất

Thi công vách ngăn thạch cao

Thi công vách ngăn thạch cao

Thi công vách ngăn thạch cao

Thi công vách ngăn thạch cao

Thi công vách ngăn thạch cao

Thi công vách ngăn thạch cao

Công đoạn gắn tấm thạch cao lớp lõi

Thi công vách ngăn thạch cao

Thi công vách ngăn thạch cao

Lắp đặt thanh xương nằm VT V-Wall U75 vào sát lớp lõi

Thi công vách ngăn thạch cao

Vách ngăn thạch cao

Vách ngăn thạch cao

Căn chỉnh hệ khung xương

Liên kết các thanh chữ C với thanh chữ U

Xử lý vị trí lắp đặt hộp điện vị trí vách ngăn

Lắp đặt bông thủy tinh vào khe rỗng kết cấu khung xương

Thi công vách ngăn thạch cao vĩnh tường

Thi công vách ngăn thạch cao vĩnh tường

Thi công vách ngăn thạch cao vĩnh tường

Thi công vách ngăn thạch cao vĩnh tường

Thi công vách ngăn thạch cao vĩnh tường

Thi công vách ngăn thạch cao vĩnh tường

Thi công vách ngăn thạch cao vĩnh tường

Thi công vách ngăn thạch cao vĩnh tường

Vách ngăn thạch cao

Công đoạn xử lý thẩm mỹ cho tấm vách ngăn

Xử lý khe hở

Xử lý mối nối

Vách ngăn thạch cao

==> Tổng hợp những mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp ấn tượng nhất 2021.

Bước 1: Công tác xác định thanh cương nằm VT V-WALL “U”

• Chuẩn bị dụng cụ và kiểm tra an toàn khi thi công.

• Sử dụng máy laser xác định vị trí của tường trên sàn và trần nhà, sau đó đánh dấu lại bằng bút chì.

• Lắp thanh xương nằm VT V-WALL vào vị trí đã đánh dấu trên sàn bằng máy bắn vít và ốc bán vít.

• Thanh xương nằm được lắp đặt sao cho điểm liên kết đầu tiên cách mép đầu mỗi thanh là 50mm, khoảng cách các điểm tiếp theo là 600mm. Đối với các thanh U có bề rộng từ 92mm trở lên, liên kết theo hai đường bố trí ziczac với khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp là 300mm.

• Tương tự lắp đặt thanh U lên kết cấu trần.

Bước 2: Lắp đặt thanh xương đứng VT V-Wall “C”

• Dùng thước dây đo các thanh xương đứng với khoảng cách 610mm và đánh dấu bằng bút chì. Đo chiều cao tại tường đã đánh dấu vị trí thanh xương đứng.

• Sử dụng kìm cắt kim loại cắt thanh xương đứng ngắn hơn chiều cao vừa đo 10mm. Chú ý không nên đo cắt qua vị trí có lỗ kỹ thuật.

• Đặt thanh VT V-Sound 90 đầu tiên vào vị trí và liên kết vào tường tiếp giáp với khoảng cách 600mm.

• Lắp đặt các thanh xương đứng VT V-Wall C vào các vị trí đã được đánh dấu sẵn trên các thanh xương nằm VT V-Wall U.

• Sử dụng thước nivo kiểm tra độ thẳng của thanh xương đứng trước khi liên kết cố định với thanh xương nằm.

• Chú ý sắp xếp sao cho các lỗ kỹ thuật trên các thanh xương đứng thẳng hàng với nhau và quay về cùng một phía.

• Liên kết thanh xương đứng với thanh xương năm bằng vít đuôi cá đầu dẹt hay kìm khóa khung ở cả hai bên.

• Cuối cùng bơm keo silicon Hilti vào từng vị trí tiếp giáp của thanh xương với kết cấu theo toàn bộ chu vi tường ở cả hai mặt.

Bước 3: Gắn tấm thạch cao vào mặt trước

• Tấm thạch cao được gắn vào kết cấu khung xương sao cho chiều dài của tấm thạch cao cùng phương với các thanh xương đứng.

• Liên kết các tấm thạch cao Gyproc và hệ khung xương bằng vít thạch cao có chiều dài thích hợp sao cho vít xuyên qua khung thép tối thiểu 10mm. Chú ý rằng khoảng cách giữa các điểm liên kết 300mm.

• Chèn tấm thép lá VT Flat Strap vào giữa tấm thạch cao và khung xương tại các vị trí có khe nối ngăn tấm thạch cao. Sau đó lắp tiếp các tấm thạch cao bên trên.

• Nếu trong vách có hệ thống đèn điện hay đường dây thì nên hoàn thiện trước khi lắp đặt bông thủy tinh và các tấm thạch cao mặt sau.

Bước 4: Lắp bông thủy tinh

• Đối với những nhu cầu của khách hàng cần tiêu âm hay chống cháy, thì có thể lắp thêm lớp bông thủy tinh đằng sau tấm thạch cao mặt trước.

• Sử dụng máy bắn vít cố định bông thủy tinh vào khung xương nằm ở bên trên trần nhà.

Bước 5: Lắp tiếp các tấm thạch cao ở mặt sau và xử lý mối nối

• Lắp tấm thạch cao ở mặt sau. Bố trí tấm thạch cao sao cho khe nối đứng ở hai mặt so le nhau.

• Cuối cùng xử lý mối nối bằng băng giấy hay bột xử lý mối nối Gyp – filler để đảm bảo được tính thẩm mỹ toàn diện cho vách thạch cao.

===> Tham khảo các công trình nhà phố 3 tầng được sử dụng tấm thạch cao.

Báo giá thi công và tấm vách thạch cao

Sau đây, công ty thiết kế chúng tôi xin được đưa ra bảng giá làm vách ngăn thạch cao khách hàng có thể tham khảo giá tại đây. Nếu các bạn cần báo giá trực tiếp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kỹ thuật báo giá chính xác nhất.

Báo giá vách ngăn thạch cao

Vách ngăn thạch cao có bền không? So sánh với tường gạch truyền thống

Nếu như nhìn bằng mắt thường và thấy cấu tạo khá đơn giản của vách thạch cao, nhiều người dùng có tâm lý khá bất an về độ bền chắc của vách thạch cao và có sự thắc mắc không biết vách thạch cao có bền không?

Nếu như các bạn cũng đang lo lắng về vấn đề này thì hoàn toàn yên tâm nhé, bởi vách ngăn thạch cao có độ bền không thua kém so với tường gạch truyền thống. Trên thực tế, thì vách thạch cao có cấu tạo chính bao gồm khung xương thép được gia cố một cách chắc chắn với sàn nhà, tường và trần nhà. Tiếp đó, cấu trúc khung xương này sẽ được ốp với 2 tấm thạch cao dày, bền để tạo nên hệ tường vách thạch cao. Chính vì vậy mà vách thạch cao có độ bền rất cao và an toàn đối với người sử dụng.

Nếu như tường gạch truyền thống có thể treo được tủ bếp, tivi, kệ sách, tranh ảnh loại lớn….thì vách thạch cao cũng có thể làm được những việc tương tự như tường gạch truyền thống. 

Trên đây là tất tần tật những thông tin về tấm vách ngăn thạch cao mà chúng tôi muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng rằng các bạn sẽ có sự cân nhắc và lựa chọn vật liệu một cách đúng đắn cho quá trình xây dựng, trang trí cho ngôi nhà của mình.

Mẫu thiết kế liên quan