Cách đọc bản vẽ xây dựng làm chủ bộ hồ sơ kỹ thuật trong 5 phút Cách đọc bản vẽ xây dựng làm chủ bộ hồ sơ kỹ thuật trong 5 phút

Cách đọc bản vẽ xây dựng làm chủ bộ hồ sơ kỹ thuật trong 5 phút

Cách đọc bản vẽ xây dựng

Cách đọc bản vẽ xây dựng làm chủ bộ hồ sơ kỹ thuật trong 5 phút
Chủ đầu tư: Địa chỉ:
Loại hình: TIN TỨC Chi phí dự kiến:
Số tầng: Diện tích:
Phong cách kiến trúc:
Đơn vị thiết kế: Năm thực hiện:

Mục lục

Đối với các kiến trúc sư thì cách đọc bản vẽ xây dựng là hết sức bình thường. Nhưng đối với những người ngoài ngành thì đây là cả một vấn đề. Bởi trong thiết kế, các bản vẽ xây dựng thường sử dụng các ký hiệu, biểu tượng riêng chứ không có giải thích bằng tiếng Việt ở trên bản thiết kế. Thế nên, bắt buộc người xây dựng, chủ đầu tư, người giám sát công trình cần phải hiểu rõ những ký hiệu này. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách đọc bản vẽ xây dựng nhanh chóng, đơn giản và dễ hiểu nhất.

Bản vẽ xây dựng là gì?

Bản vẽ xây dựng là một tổ hợp mặt bằng, mặt bên, mặt đứng, mặt cắt của các vật thể trong công trình. Hay được nói theo chuyên ngành đó là bản vẽ mà người thiết kế sẽ minh họa lại bằng các ký hiệu bản vẽ theo tiêu chuẩn xây dựng.

Bản vẽ xây dựng dùng để cung cấp hình ảnh để có thể bắt tay vào việc thi công, tránh sai sót, sự mơ hồ hay nhầm lẫn. Bản vẽ xây dựng có thể được thiết kế bằng tay nhưng phổ biến nhất là chúng được chuẩn bị bằng phần mềm thiết kế hỗ trợ của máy tính (CAD).

Các ký hiệu trong bản vẽ kỹ thuật trong bộ hồ sơ kiến trúc

Đầu tiên để đọc và hiểu được thì các bạn cần phải biết những ký hiệu trong bản vẽ xây dựng. Nếu như các bạn đã rõ cách ký hiệu thì việc đọc bản vẽ sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

STTTên GọiKý Hiệu
1Cửa đi 1 cánh mởCửa đi 1 cánh mở
2Cửa đi 2 cánh mởCửa đi 2 cánh mở
3Cửa đi 4 cánh mởCửa đi 4 cánh mở
4Cửa đi 1 cánh lùa trượtCửa đi 1 cánh lùa trượt
5Cửa đi 2 cánh lùa trượtCửa đi 2 cánh lùa trượt
6Cửa đi một cánh tự động (hai phía)Cửa đi một cánh tự động (hai phía)
7Cửa đi hai cánh đóng tự động (hai phía)Cửa đi hai cánh đóng tự động (hai phía)
8Cửa đi quay quanh trục đứngCửa đi quay quanh trục đứng
9Cửa lùa một cánhCửa lùa một cánh
10Cửa lùa hai cánhCửa lùa hai cánh
11Cửa sổ 1 cánhCửa sổ 1 cánh
12Cửa sổ 2 cánhCửa sổ 2 cánh
13Cửa sổ 3 cánhCửa sổ 3 cánh
14Cửa sổ 4 cánhKý hiệu trong bản vẽ xây dựng
15Bàn ănKý hiệu trong bản vẽ xây dựng
16Bàn ghế SofaKý hiệu trong bản vẽ xây dựng
17Tủ quần áoKý hiệu trong bản vẽ xây dựng
18Chậu rửaKý hiệu trong bản vẽ xây dựng
19Bếp nấuKý hiệu trong bản vẽ xây dựng
20Tủ lạnhKý hiệu trong bản vẽ xây dựng
21Tiểu đứng namKý hiệu trong bản vẽ xây dựng
22Xí bệtKý hiệu trong bản vẽ xây dựng
23Vòi tắmCách đọc bản vẽ xây dựng
24Phễu thu sànCách đọc bản vẽ xây dựng
25Bồn tắm nằmCách đọc bản vẽ xây dựng

Bộ hồ sơ thiết kế nhà bao gồm:

• Bản vẽ phối cảnh 3D ngoại thất

• Thiết kế mặt bằng bố trí nội thất

• Cung cấp hồ sơ chi tiết nội thất (kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, quy cách kỹ thuật)

• Thiết kế chi tiết trần, tường, sàn

• Thiết kế chi tiết hệ thống điện, nước, mạng

• Thiết kế sân vườn, tiểu cảnh (nếu có)

===> Cách tính diện tích xây dựng để dự trù kinh phí xây dựng được các Kiến Trúc Sư áp dụng.

Quy định ghi kích thước trong khi đọc bản vẽ xây dựng

Cách đọc bản vẽ xây dựng đơn giản khi bạn theo dõi hết bài viết này. Với kích thước sẽ có 3 thành phần đó là đường dóng, đường kích thước và con số kích thước. Những kiến trúc sư khi biểu diễn một kích thước trên bản vẽ sẽ cần phải thực hiện theo thứ tự sau: vẽ đường dóng, vẽ được kích thước sau với đến ghi con số kích thước.

Cách đọc bản vẽ xây dựng
Ý nghĩa những con số trong bản vẽ kỹ thuật

Trong phần kích thước này sẽ có những quy định chung mà các bạn cần phải nắm đó là:

• Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn.

• Đơn vị đo kích thước dài là mm, không ghi đơn vị sau con số kích thước.

• Đơn vị đo cao trình là m, không ghi đơn vị sau con số kích thước.

• Đơn vị đo kích thước góc là độ, phút, giây và phải ghi đơn vị sau con số kích thước.

Các bước đọc bản vẽ xây dựng đơn giản và dễ hiểu

Chắc chắn khi cầm bản vẽ xây dựng trên tay sẽ có rất nhiều người băn khoăn không biết nên đọc nó như thế nào, làm sao để có thể hiểu cũng như tránh được sai sót trong quá trình công. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn các bước để đọc được.

• Bước 1: Đầu tiên khi bạn nhận được hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh của một công trình, thì bạn cần phải đọc bản vẽ tổng mặt bằng trước. Khi đọc phần này thì các bạn sẽ nắm được mối liên hệ giữa các hạng mục ở trong ngôi nhà của mình cũng như cảnh quanh xung quanh của công trình. Và các đọc đơn giản nhất đó là đọc lần lượt, đọc từ mặt bằng tầng 1, tầng 2…rồi sau đó xem đến chức năng ở bên trong của ngôi nhà như phòng khách, phòng bếp ăn, phòng thờ, phòng wc, cửa chính, cửa phụ, sảnh chính, sảnh phụ.

• Bước 2: Hãy đọc bản vẽ phối cảnh để có thể hiểu cũng như hình dung được tổng thể của ngôi nhà sau khi được hoàn thiện.

• Bước 3: Đọc bản vẽ mặt đứng để có thể nắm được sơ bộ hình dáng, kiến trúc bên ngoài toàn bộ công trình.

• Bước 4: Đọc bản vẽ mặt đứng để có thể nắm được sơ bộ hình dáng kiến trúc bên ngoài của công trình.

• Bước 5: Đọc bản vẽ kết cấu, chú ý đến các thông số như móng, cột, dầm, sàn, cầu thang…

Cách đọc bản vẽ mặt bằng

Trong hồ sơ thiết kế, thì bản vẽ đầu tiên đó là bản vẽ quy hoạch tổng thể mặt bằng. Mặt bằng ngôi nhà chính là hình cắt bằng của các tầng so với các mặt bằng cắt tưởng tượng nằm ngang và cách mặt sàn khoảng 1.5m. Mặt bằng của các công trình sẽ thể hiện các khoảng không gian như phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp ăn, phòng wc, phòng sinh hoạt chung, phòng thờ, cầu thang…

Khi đọc bản vẽ mặt bằng các bạn nên lưu ý đến những điều sau đây:

• Dãy kích thước sát đường bao của mặt bằng được ghi kích thước các mảng tường và các lỗ cửa.

• Dãy thứ 2 sẽ ghi kích thước khoảng cách các trục tường, trục cột…

• Dãy ngoài cùng ghi kích thước giữa các trục tường bên theo chiều dọc hay ngay của ngôi nhà.

Cách đọc chính xác bản vẽ thiết kế mặt bằng bào gồm:

• Kích thước chiều rộng, chiều dài thông thủy của mỗi phòng.

• Các kích thước để xác định vị trí và chiều rộng của các lỗ cửa nằm trên các tường hay vách ngăn trong nhà, chiều rộng các cánh thanh…

• Kích thước và chiều dày các tường, vách ngăn, kích thước mặt cắt các cột.

• Kích thước ghi diện tích từng phòng dùng đơn vị diện tích là m2 nhưng không ghi đơn vị sau con số kích thước và có nét gạch dưới con số chỉ diện tích.

Trong bản vẽ mặt bằng thì các bạn sẽ thấy các ký hiệu đồ dùng nội thất như bàn, ghế sofa, giường ngủ, tủ, chậu rửa, bồn tắm…

Cách đọc bản vẽ mặt đứng

Bản vẽ mặt đúng đó là hình cắt dùng mặt phẳng cát song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. Đối với các công trình kiến trúc thì mặt đứng chính là hình chiếu thẳng góc thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà. Bản vẽ này thể hiện được vẻ đẹp về hình dáng, tỉ lệ cân đối giữa các kích thước cũng như trong từng không gian của ngôi nhà.

Mặt đứng của ngôi nhà đó chính là hình dáng bên ngoài của ngôi nhà, có thể nhìn từ trước, từ sau hay từ trái hoặc từ bên ngoài. Để có cách đọc bản vẽ mặt đứng được chính xác thì cần phải lưu ý đến mặt đứng hướng ra phía nhiều người qua lại.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt

Bản vẽ mặt cát của ngôi nhà chính là các hình cắt thu được khi sử dụng một hay nhiều mặt cắt tưởng tượng thẳng đứng, song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản được cắt ngang qua không gian trống của ngôi nhà. Nếu như mặt cát được bố trí dọc theo chiều dài thì nó được gọi là hình cắt dọc, nếu như nó được bố trí theo chiều ngang thì được gọi là hình cắt ngang.

Khi xem mặt cắt thì bạn có thể biết được chiếu cao của các tầng, các lỗ cửa sổ và cửa ra vào, kích thước tường, cầu thang…Ngoài ra, bạn còn có thể biết được vị trí, hình dáng chi tiết kiến trúc ngang trang trí bên trong các phòng.

Cách đọc bản vẽ phối cảnh

Với bản vẽ phối cảnh thì bạn sẽ có hình ảnh của ngôi nhà giống như thực tế về công trình xây dựng. Bản vẽ phối cảnh sẽ giúp bạn hình dung được ngôi nhà của mình sẽ như thế nào sau khi hoàn thiện. Ngày này, bản vẽ phối cảnh ngày càng có màu sắc tự nhiên, giống như ngôi nhà thật của bạn sau khi hoàn thành.

Cách đọc bản vẽ kết cấu

Đối với bản vẽ kết cầu thì trong bản vẽ sẽ sử dụng các nét vẽ chủ đạo sau đây:

• Cốt chịu lực được vẽ bằng nét liền đậm (s đến 2s).

• Cốt phân bố, cốt đai được vẽ bằng nét liền đậm vừa (2s).

• Đường bao quanh cấu kiện được vẽ bằng nét liền mảnh (3s).

• Con số ghi trước ký hiệu φ chỉ số lượng thanh thép. Nếu như chỉ sử dụng 1 thanh thì sẽ không cần phải ghi.

• Con số đứng sau chữ L chỉ chiều dài của thanh thép kể cả đoạn uốn móc ở đầu nếu có. Và con số đứng sau chữ a để chỉ khoảng cách giữa hai trục thành thép kế tiếp cùng loại.

Khi đọc bản vẽ kết cấu thì các bạn nên chú ý đến những điều sau đây:

• Trước tiên, bạn hãy xem bố trí cốt thép ở trên hình chiếu chính để từ đó căn cứ vào số hiệu thanh thép để tìm ra vị trí của chúng ở trên các mặt cắt để có thể biết được vị trí cốt thép cũng như hình khai triển ở trong bảng kê.

• Sau đó, các mặt cắt thì nên bố trí ở gần hình chiếu chính. Nếu như mặt cắt được vẽ theo một tỉ lệ khác với tỉ lệ của hình chiếu chính thì cần ghi rõ tỉ lệ của mặt cát đó. Thông thường bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép sẽ được vẽ theo tỷ lệ 1:20, 1:50, 1:100.

Trên đây, chúng tôi đã vừa hướng dẫn đến các bạn cách đọc bản vẽ xây dựng đơn giản và nhanh nhất có thể. Nếu như các bạn cần thêm sự tư vấn gì thì hãy lên hệ ngay với chúng tôi nhé.

Mẫu thiết kế liên quan