Hotline:
Hotline:
Gỗ MDF là gì? Tìm hiểu độ bền và giá thành nội thất MDF | |
---|---|
Chủ đầu tư: | Địa chỉ: |
Loại hình: TIN TỨC | Chi phí dự kiến: |
Số tầng: | Diện tích: |
Phong cách kiến trúc: | |
Đơn vị thiết kế: | Năm thực hiện: |
Mục lục
Ngày nay khi tìm hiểu đồ nội thất trang trí cho ngôi nhà của gia đình, chắc hẳn quý vị và các bạn sẽ gặp bắt gặp rất nhiều các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ MDF và quý vị sẽ có đặt ra những coi hỏi như gỗ MDF là gì, có phải gỗ tự nhiên hay không? Độ bền có chống được cong vênh mối một hay chịu nước tốt không? Cũng như tính thẩm mỹ và giá thành ra sao?. Sau khi đọc xong bài viết này chắc chắn quý vị và các bạn sẽ đưa ra được quyết định chính xác nhất có nên mua nội thất gỗ MDF hay không. Gỗ MDF được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất đồ nội thất, đặc biệt là trong các thiết kế văn phòng, nhà ở, kho xưởng.
Thuật ngữ MDF là viết tắt của chữ Medium density fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợ có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard).
Ưu điểm
– Không bị cong vênh, co ngót, mối mọt như gỗ tự nhiên.
– Bề mặt phẳng nhẵn
– Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu trang trí khác lên sản phẩm như veneer, laminate, melamine.
– Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên để chủ đầu tư có nhiều sự lựa chọn phù hợp với chi phí đầu tư.
– Thời gian thi công nhanh tiết kiệm thời gian, chi phí.
Để phân biệt 3 loại này người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván. Xét về cấu tạo thì ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là bột sợi gỗ, chất kết dính, hóa chất bảo vệ gỗ, chất chống mối mọt, chống mốc, bột độn vô cơ.
Nội thất gỗ công nghiệp áp dụng cho nhiều không gian nhà phố cũng như biệt thự đều phát huy được hết ưu điểm mà trong rất nhiều dự án, công trình chúng tôi tư vấn thiết kế và trực tiếp thi công đều triển khai các bạn có thể tham khảo cụ thể các dự án đó tại đây.
Gỗ MDF được chia thành 2 loại cơ bản là MDF thường và MDF chống ẩm có lõi xanh.
– Xét về cáo tạo thì ván gỗ MDF thường có các thành phần cơ bản là : bột sợi gỗ, chất kết dính, prafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống ốc), bột độn vô cơ.
– Gỗ MDF chống ẩm lõi xanh còn được gọi với tên là HMR (High moisture Resistance) là sản phẩm gỗ được sản xuất từ gỗ rừng tại Thái Lan, Malaysia, đây là những quốc gia hàng đầu về gỗ nhân tạo. Với đặc biệt không bị mốc trong điều kiện khí hậy ẩm ướt thì ván chống ẩm MDF đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất của sản phẩm cũng như những hạng mục, yêu cầu kỹ và thuật thẩm mỹ. Đặc biệt phù hợp với khí hậu của Việt Nam, mang tính chất nóng, ẩm, độ ẩm không khí, nhiệt độ cao. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến các loại sản phẩm từ gỗ công nghiệp thông thường dễ bị rạn nứt bề mặt hoặc bị ẩm mốc.
Trong các phương án thiết kế nhà đẹp đội ngũ Kiến Trúc Sư Thiết Kế Nhà Đẹp Á Âu luôn tư vấn các loại vật liệu tốt nhất theo mong muốn và nhu cầu của chủ đầu tư để có lựa chọn tốt nhất khi trang trí nội thất.
Đối với gỗ công nghiệp thì một điều rất quan trọng đó chính là lớp phủ bề mặt chúng sẽ quyết định được tính thẩm mỹ, giá trị và độ ứng dụng phổ biến của vật dụng. Ván gỗ MDF chúng ta thường có 5 loại lớp phủ bề mặt là: Melamine, Veneer, Acrylic và bề mặt sơn bệt.
Melamine được xem như một lớp bề mặt giả gỗ được cấu tạo từ các chất công nghiệp, nhờ vào những chất kết dính tạo nên những loại bề mặt khác nhau. Cấu tạo của lớp bề mặt thường có ba lớp cơ bản: lớp trong cùng là lớp giấy nền có nhiệm vụ tạo độ cứng, độ dày. Lớp tiếp theo là lớp giữa đống vai trò làm lớp phim tạo vân gỗ tạo nên thẩm mỹ cho lớp bề mặt. Lớp ngoài cùng là lớp màng bảo vệ có tác dụng chống xước, chống ẩm hay cách âm cơ bản nhất. Ưu điểm lớp phủ Melamine là rất thân thiện với môi trường, màu sắc vô cùng phong phú và đa dạng.
– Những mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp được các công ty nội thất hàng đầu sử dụng tổng hợp tại đây.
Laminate được biết đến như hợp chất High-pressure (HPL) là một trong những chất liệu có khả năng chịu nước, khả năng chịu lửa tốt, cùng với đó là bề mặt vô cùng trang nhã. Chính vì vậy, chúng thường được phủ trên các bề mặt các sản phẩm tủ bếp và cửa với độ bền cao. Không những có tính năng vượt trội như chịu được va đập mạnh, chịu xước hay chống ăn mòn của mối một mà màu sắc của Laminate cũng vô cùng phong phú và đa dạng.
Veneer được hiểu theo nghĩa đơn giản đó là gỗ tự nhiên được lạng thành lớp mỏng để phủ lên các lớp gỗ công nghiệp. Các loại lạng này rất mỏng và được xử lý một cách chuyên nghiệp nhất để tạo nên những sản phẩm chất lượng.
Với Veneer sự đa năng là tất cả. Với đặc điểm ưu việt của mình thì Veneer có thể dán lên hầu hết các bề mặt gồ khác nhau như: gỗ MDF, các loại ván dán, gỗ ghép thanh ván dăm để tạo nên những sản phẩm nội thất đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và chi phí phục vụ mọi nhu cầu của thị trường.
Những đặc điểm nổi bật nhất của Veneer đó là có những đặc tính giống gỗ tự nhiên, tuy nhiên, khả năng chống mối mọt chống cong vênh tốt hơn hẳn gỗ tưn nhiên mà lại có giá thành rẻ hơn rất nhiều, vì thế đây chắc chắn sẽ là một trong những sự lựa tối ưu để quý vị và các bạn lựa chọn đồ nội thất cho gia đình.
Arcylic hay còn gọi là mica là bề mặt có đặc trưng về độ sáng bóng và hiện đại. Arcylic có thể trong suốt hoặc nhiều màu sắc khác nhau. Ưu điểm của Arcylic chính là màu sắc phong phú, ánh sáng hiện đại, nhẹ, dễ tạo thành hình thù, bền, khó biến dạng bề mặt khi bị tác động vật lí. Những sản phẩm nội thất tráng Arcylic được và ứng dụng phổ biến để sản xuất kệ ti vi hay nội thất phức tạp như tủ áo, tủ bếp…
MDF sơn bệt là cốt gỗ MDF được sơn trực tiếp bề mặt bằng sơn PU, sau khi sơn lót, trà nhám, sơn màu, với màu sắc đa dạng như trắng, xanh, đỏ, tím, vàng,……bề mặt sơn bệt được sử dụng nhiều trong các công trình nội thất.
Lưu ý:
Giá ván MDF phía trên chưa bao gồm thuế VAT (10%)
Bên cạnh gỗ công nghiệp MDF thì MFC và HDF cũng là những loại gỗ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất. Vậy chúng có điểm gì khác nhau?
Gỗ MFC là loại gỗ đã thành phẩm ( cốt gỗ PB được phủ bằng vật liệu phủ bề mặt Melamine) MDF và HDF là cốt gỗ chưa phủ bề mặt: Ta có thể lựa chọn nhiều loại vật liệu phủ bề mặt để phủ lên cốt MDF hoặc HDF như Acrylic, Laminate, veneer, Melamine, sơn bệt.
Về chất lượng và giá thành: MFC thường rẻ nhất và chất lượng thấp hơn MDF, MDF có giá trung bình, HDF thường cao hơn MDF và MFC và có chất lượng tốt hơn. Các sản phẩm gỗ MDF có tính ứng dụng cao và chi phí hợp lý vì thế đây là phương án lựa chọn tối ưu khi bạn có mức đầu tư trung bình.
Các Mẫu Thiết Kế Nhà Đẹp Được Yêu Thích Nhất