Móng nhà cấp 4 | Bảng thống kê chi phí khối lượng vật liệu xây dựng Móng nhà cấp 4 | Bảng thống kê chi phí khối lượng vật liệu xây dựng

Móng nhà cấp 4 | Bảng thống kê chi phí khối lượng vật liệu xây dựng

Móng nhà cấp 4 | Bảng thống kê chi phí khối lượng vật liệu xây dựng
Chủ đầu tư: Địa chỉ:
Loại hình: TIN TỨC Chi phí dự kiến:
Số tầng: Diện tích:
Phong cách kiến trúc:
Đơn vị thiết kế: Năm thực hiện:

Mục lục

Một ngôi nhà có kiến trúc đẹp và bền vững hay không phụ thuộc 80% vào kết cấu móng nhà cấp 4 gia chủ lựa chọn. Để móng nhà luôn vững chức, không bị sụt lún, bị nghiêng hay nứt móng qua thời gian v.v… quý khách cần tìm hiểu thật kỹ về các loại móng nhà hiện nay. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp quý khách thông tin các loại móng nhà cấp bốn cũng như những bảng vẽ móng nhà cấp bốn để quý khách tham khảo cho ngôi nhà của mình.

Móng nhà cấp bốn là gì?

Móng nhà cấp 4 là phần kết cấu kỹ thuật ở vị trí dưới cùng của một công trình xây dựng, có vai trò đảm bảo cho công trình luôn đứng vững dưới sức ép của trọng lực của toàn bộ công trình lên mặt đất. Móng nhà cấp 4 phải đảm bảo những tiêu chí: không lún, không nứt, không bị nghiêng. Có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất của một công trình, là nền tảng nâng đỡ cả công trình đồng thời quyết định đến độ bền vững qua thời gian.

Các loại móng nhà cấp 4 thường được sử dụng

Hiện nay, phụ thuộc vào hình dạng và kích thước phân ra nhiều loại móng, điển hình là 4 loại: móng đơn, móng cọc, móng bè và móng băng. Tùy vào vị trí và tính chất nền đất như thế nào để chọn phương án phù hợp.

Móng đơn

Móng nhà cấp 4
Hình ảnh thi công thực tế nhà cấp 4 được giám sát nghiêm ngặt

Với thiết kế nhà cấp bốn thì móng đơn là loại móng không thể bỏ qua. Loại móng này được sử dụng rất phổ biến ở các công trình nhỏ như nhà 1 tầng, nhà cấp 4, nhà cấp 4 có gác lửng hoặc nhà hai tầng. Đặc điểm của móng đơn là nằm riêng lẻ, có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, đỡ 1 cột hoặc cụm cốt sát nhau có tác dụng chịu lực. Lưu ý rằng, loại móng này phải được xây dựng trên nền đất tốt, không bị ứ nước hay sụt lún.

Móng cọc

Móng cọc hiện đang được sử dụng rất phổ biến ở các công trình xây dựng trên nền đất yếu. Về cấu tạo, móng có hai bộ phận dễ nhận biết là đài móng và cọc, được dùng để truyền tải trọng công trình xuống tầng đất tốt nằm dưới sâu bằng cách đóng những cây cọc lớn xuống tầng đất sâu. Hiện nay móng cọc có hai loại phổ biến là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao.
.
Móng bè

Móng bè không còn là khái niệm xa lạ đối với các kĩ sư hay công nhân xây dựng. Móng bè còn được biết với cái tên khác là móng toàn diện. Đặc điểm của móng bè là loại móng nông, chỉ sử dụng ở những nền đất yếu, phù hợp với các công trình như nhà kho, bể vệ sinh hay tầm hầm,v.v…Đây là loại móng được các chuyên gia đánh giá là an toàn. Giải pháp tối ưu nhất hiện nay là xây dựng móng bè trên nền đất được xử lý gia cố bằng cừ tràm.

Móng băng

Khái niệm móng băng sẽ khá khó hiểu đối với những người không biết nhiều về chuyên ngành xây dựng. Bạn có thể hiểu đơn giản móng băng là loại móng nằm dưới tường hoặc cột, được dải dài độc lập hoặc kết hợp với nhau theo hình chữ nhật, có vai trò nâng đỡ các bức tường cột. Móng băng trên nền Cừ Tràm có ba loại cơ bản là móng cứng, móng mềm và móng kết hợp. Trong đó, theo tính toán của kiến trúc sư, hai loại móng cứng và móng mềm thi công dễ dàng, độ lún đều và tiết kiệm kinh phí hơn nên được sử dụng phổ biến hơn.

Cách tính diện tích và chi phí xây nhà cấp 4

Cách tính diện tích móng nhà được các công ty kiến trúc áp dụng để tính chi phí dự kiến xây dựng nhà khi tư vấn cho các chủ đầu tư.

Chi phí làm móng băng một phương: Được tính theo công thức: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô

Chi phí làm móng băng hai phương: tính theo công thức bằng 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô

Chi phí làm móng cọc (ép tải) bằng: 250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) +(nhân công ép cọc: 20.000.000 đồng) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1x đơn giá phần thô)

Chi phí làm móng cọc (khoan nhồi) = (450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) +(hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô)

Mẫu nhà cấp 4 80m2
Hình ảnh phối cảnh nhà cấp 4 80m2 kiến trúc hiện đại, phù hợp với gia đình trẻ

Ví dụ 1: Bạn muốn xây nhà 1 tầng có kích thước 80m2, móng bang một phương thì cách tính chi phí làm móng nhà là bao nhiêu?

Chi phí làm móng băng một phương là: 80 x 50% x 3.000.000 = 120.000.000 đồng

Ví dụ 2: Bạn muốn xây nhà có kích thước 80m2, móng bang hai phương thì cách tính xhi phí làm móng nhà như thế nào?

Chi phí làm móng băng 2 phương là: 80 x 70% x 3.000.000 = 168.000.000 đồng

Ví dụ 3: Bạn muốn xây nhà có kích thước mặt tiền 5m, chiều sâu 20m, móng cọc ép tải với số lượng 15 tim, chiều dài cọc 9m thì cách tính chi phí làm móng nhà như thế nào?

Chi phí làm móng cọc ép tải là: (250.000 x 30 x 9 ) + 20.000.000 + ( 0.2 x 80 x 3.000.000 = 135.500.000 đồng

Bảng đơn giá vật tư mang tính chất tham khảo:

bảng tính khối lượng sắt thép xây nhàThống kê vật liệu xây dựngbảng tính thống kê sắt thép xây dựngChi tiết thống kế sắt thép và chi phí xây dựngkhối lượng xi măng, cát đá để thi công nhà cấp 4bang tinh vat lieu xay dung nha cap 4thống kê gạch đá xây dựng nhà cấp 4bảng thống kê sơn

Kinh nghiệm làm móng cấp 4 trên nền đất yếu

Thực tế không phải khu vực nào cũng thuận lợi cho việc làm móng. Đối với nền đất yếu như ao, hồ, đất mượn,v.v… việc làm móng phức tạp hơn nhiều. Dưới đây là 5 phương pháp làm móng cấp 4 trên nền đất yếu:

Kỹ thuật gia cố móng nhà cấp 4

• Cách 1: Xử lý bằng cách thay đổi chiều sâu chôn móng

• Cách 2: Xử lý bằng cách thay đổi hình dạng và kích thước móng

• Cách 3: Xử lý bằng cách thay đổi loại móng và độ cứng của móng

• Cách 4:Sử dụng cọc tre hoặc cọc tràm

• Cách 5: Sử dụng móng cọc

Những lưu ý khi đổ móng nhà

Trong quá trình thi công đổ móng nhà cấp 4 rất dễ mắc phải những sai lầm. Dưới đây là 3 lưu ý quan trọng cần biết.

• Phải khảo sát địa hình trước khi thi công:

Đây là bước quan trọng trong quá trình đổ móng nhà cấp bốn. Nếu không khảo sát kỹ địa chất sẽ đẫn dến việc lựa chọn loại móng nhà không phù hợp, vừa gây lãng phí, vừa giảm chất lượng và không đảm bảo tính an toàn.

• Không nên thiết kế móng nhà không phù hợp

Nếu thiết kế móng nhà không phù hợp, bản vẽ thiết kế móng không tốt sẽ rất dễ xảy ra các sự cố nguy hiểm, gây tốn kém không cần thiết.

• Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu

Cần cân nhắc chọn nguyên vật liệu chất lượng ở để tránh làm hỏng công trình ngay từ phần nền móng

Bên cạnh việc khảo sát, chọn vật liệu, thiết kế móng nhà phù hợp thì khâu chọn thợ thi công cũng rất quan trọng

Trường hợp nào thì cần gia cố móng nhà cấp 4

• Công trình sử dụng lâu năm xuống cấp.

Sau một thời gian, móng nhà có dấu hiệu xuống cấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do: Không khảo sát kỹ địa chất, quá trình thi công không đúng kỹ thuật hoặc vật liệu thi công kém chất lượng.

Nếu công trình xảy ra tình trạng như: sụt lún, nứt nẻ tường,v.v… hãy nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để gia cố móng nhà cấp 4 một cách tốt nhất.

• Gia cố khi lên tầng.

Khi có nhu cầu xây thêm tầng nhưng nền móng lại yếu thì gia cố lại móng nhà là phương pháp hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí nhất.

Thực tế, việc gia cố móng nhà cấp 4 không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng chủ nhà cần phải xác định rõ mục đích gia cố móng của mình là gì để lựa chọn phương án thi công thích hợp nhất.

Thông qua bài viết, chúng tôi muốn chia sẻ đến quý khách thông tin về các loại móng cấp 4 và cách làm móng nhà cấp 4 hiệu quả nhất. Chúc quý khách thành công trong quá trình xây dựng một ngôi nhà đẹp và an toàn.

Mẫu thiết kế liên quan