Móng đơn | Kết cấu và quy trình thi công móng chuẩn kỹ thuật Móng đơn | Kết cấu và quy trình thi công móng chuẩn kỹ thuật

Móng đơn | Kết cấu và quy trình thi công móng chuẩn kỹ thuật

Móng đơn

Móng đơn | Kết cấu và quy trình thi công móng chuẩn kỹ thuật
Chủ đầu tư: Địa chỉ:
Loại hình: TIN TỨC Chi phí dự kiến:
Số tầng: Diện tích:
Phong cách kiến trúc:
Đơn vị thiết kế: Năm thực hiện:

Mục lục

Móng đơn là gì? Cấu tạo móng đơn? Quy trình thi công móng đơn như thế nào? đang là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người khi đang chuẩn bị thi công nhà ở hiện nay. Trong bài chia sẻ dưới đây, các chuyên gia đến từ Thiết kế nhà đẹp Á Âu sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Móng đơn là gì? 

Móng đơn có tên gọi khác là móng cốc là loại móng có kết cấu chống đỡ một cột lớn hoặc một chùm cột đứng sát nhau. Móng có tác dụng chịu lực và được sử dụng để gia cố hoặc xây dựng trong các công trình có tải trọng tương đối nhẹ như: dân sinh, nhà kho hay nhà từ 1 đến 4 tầng.

Bản vẽ kỹ thuật kết cấu móng đơn
Cách bố trí thép được thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật

Đặc biệt, loại móng này thường mang tính chất đơn lẻ, riêng nhất khi thể hiện trên bề mặt có thể là hình tròn, tám cạnh, hình vuông hay hình chữ nhật. Hệ thống móng đơn thường dùng để cải tạo các công trình nhỏ lẻ, tiết kiệm chi phí nhất trong các loại móng hiện nay.

Cấu tạo của móng đơn

Cấu tạo của móng đơn khá đơn giản, bao gồm một khối bê tông cốt thép dày và 1 trụ cột duy nhất để chịu lực. Đối với các công trình công nghiệp, tận dụng phần đáy của móng đặt lên trên một lớp đất tốt với chiều sâu khoảng 1m, tạo ra 1 bề mặt bằng phẳng để tránh sự thay đổi giữa các vùng tốt và xấu, tránh sự nỏ của các loại đất do bão hòa với nước.

Cấu tạo móng đơn bê tông cốt thép
Chi tiết bản vẽ triển khai thi công móng đơn bê tông cốt thép

Hiện nay, nhiều công trình móng đơn được gia cố bởi giằng móng, đặt thẳng hàng hoặc cắt nhau, tránh hiện tượng lún lệch giữa các đài móng. Đặc biệt, trọng lượng của giằng móng phụ thuộc vào vị trí thi công và phương tiện máy móc như xe cẩu, xe nâng…….

Móng đơn cấu tạo bê tông cốt thép 

Móng đơn cấu tạo thép được cấu tạo từ các loại thép chất lượng, cốt thép móng đơn có thể gia công tại hiện trường hoặc trực tiếp tại các nhà máy. Thực hiện đúng quy tắc bản vẽ kỹ thuật, làm sạch tất cả các bề mặt công trường, lắp ráp theo đúng bản vẽ kỹ thuật.

đổ bê tông móng
Quy trình đổ bê tông gia cố móng đơn
Thi công móng chuẩn kỹ thuật
Giai đoạn đổ móng xong và chờ nghiệm thu

Đặc biệt, móng đơn cấu tạo thép có các mối – hàn cần đảm bảo mối nối chắc chắn, tránh bén hơi nóng làm cháy cốp pha. Các cây thép phải đảm bảo không dính bùn đất, dầu mỡ hay bị rỉ sét. Chú ý:

  • Thanh sắt bị bẹp hoặc cắt giảm tiết diện không được vượt quá 2%.
  • Các mối hàn phải đảm bảo > 10d
  • Buộc nối > 30d
  • Hàn nối cần được làm sạch
  • Các đầu thép cần được bảo vệ bằng các túi ni lông

Bài viết liên quan

Θ Cách bố trí thép dầm.

Θ Móng nhà cấp 4.

Θ Móng băng là gì?

Móng đơn cừ tràm 

Là loại móng được liên kết với nhau thành 1 trụ vững chắc để cùng nhau chịu lực, móng đóng cừ tràm thường đặt ở dưới chân cột làm nhiệm vụ gia cố, cải tạo công trình kết hợp với móng cọc cừ tràm làm móng nền, thường được sử dụng trong các công trình nhỏ, trọng tải thấp.

Móng đơn cừ tràm được gia cố từ những cây cừ tràm có độ tuổi từ 5 – 6 năm, tuyển chọn kỹ càng, không cong vênh. Đặc biệt, để thi công đơn cừ tràm vững chắc cần xử lý một nền móng cứng cáp trước, dùng tràm để gia cố là biện pháp được sử dụng trong xây dựng, bởi độ tiện lợi cùng với giá thành rẻ hơn so với các vật liệu tổng hợp khác.

Bản vẽ kỹ thuật móng đơn nhà 1 tầng

Với những ngôi nhà 1 tầng việc chịu lực của móng không quá lớn vì thế chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn được loại móng phù hợp tiết kiệm chi phí nhất. Nhưng trong một số trường hợp khi nhà xây dựng ở vị trí đất yếu thì việc gia cố là cần thiết, vì thế áp dụng móng đơn nhà 1 tầng là cần thiết tuy chi phí cao song sẽ đảm bảo các yếu tố về an toàn kỹ thuật. Để tối ưu chi phí bạn nên tham khảo kinh nghiệm, lời khuyên từ các công ty xây dựng uy tín để được tư vấn về kết cấu, tính toán chịu lực của móng từ đó đưa ra thống kê về sắt thép, vật liệu một cách chính xác tránh gây lãng phí khi xây dựng.

Bản vẽ móng nhà cấp 4
Chi tiết bản vẽ kỹ thuật móng đơn nhà cấp 4

Kết cấu móng nhà cấp 4

Quy trình thi công móng đơn trong xây dựng

Thi công móng đơn
Công tác chuẩn bị cần thực hiện và giám sát sát sao để đảm bảo tiến độ
Thi công móng đơn
Thi công trọn gói sẽ bao gồm cả việc san lấp mặt bằng
Thi công móng đơn
Máy múc là phương tiện giúp tối ưu nhân lực và đảm bảo tiến độ, an toàn cho công trình
Thi công móng đơn
Việc san lấp mặt bằng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình khi thi công móng
Thi công móng đơn
Định vị giúp việc thi công đặt các trụ móng được chính xác

san lấp mặt bằng

Mặt bằng phải có độ bằng phẳng

công tác cốt thép

kiểm tra bề mặt trước khi đổ bê tông

quy trình thi công móng đơn

đào hố cho công đoạn chuẩn bị đổ cột

bảng thông số vật liệu sử dụng thi công móng đơn

thi cong mong don

quy trình thi công móng đơn

công tác cốp pha

kiểm tra độ dày, chính xác trong từng giai đoạn thi công

ván khuôn phải để kín để không chảy xi măng trong quá trình đổ bê tông

thi công phải đảm bảo về kỹ thuật khi đặt cây chông

công tác đổ bê tông

thi công móng đơn

Công tác thi công móng đơn

quy trình thi công móng đơn đúng kỹ thuật

Giai đoạn hoàn thiện thi công móng đơn

Móng đơn hiện được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng nhà ở hiện nay, đảm bảo sự chắc chắn cho công trình trong thời gian dài. Dưới đây là quy trình thi công móng đơn trong xây dựng, bạn nên biết:

Bước 1: Thực hiện công tác chuẩn bị

Đây là bước quan trọng đầu tiên khi thi công móng đơn, mọi thứ phải chuẩn bị kỹ càng, tránh sơ xuất khi thi công. Những yêu cầu về số lượng, ngày giờ thi công, nguyên vật liệu dành cho công tác thi công chuẩn bị kỹ càng, đảm bảo cho quá trình giằng móng thuận lợi.

Bước 2: Thực hiện đóng cọc

Trước khi đóng cọc, chủ đầu tư cần phải xem xét thật kỹ bản vẽ thi công để xác định chính xác vị trí của những ô cọc, khoảng cách tại các ô cọc cùng. Tại địa hình có nền đất yếu, cần có biện pháp đổ bê tông móng tốt đảm bảo độ mềm lún của đất, gia cố móng bằng cọc tràm chắc chắn. Chú ý, vị trí đóng cọc và cả kích thước lẫn khoảng cách giữa cọ đều phải có bản thiết kễ sẵn và số lượng cọc cừ tràm là >1m2 (tùy vào nền đất), đường kính gốc là 6 – 9cm, chiều dài là 3,5 – 4,5m.

Bước 3: Đào hố móng

Sau khi đã cố định phần cọc, thực hiện đào hố đạt tại móng xung quanh phần cọc khi thực hiện đào hố móng, cần phải đo lường độ nông sâu và diện tích đủ rộng để khi đổ bê tông vào vẫn đảm bỏ kích thước tiêu chuẩn. Giữ hố móng khô ráo trong suốt quá trình thi công, cần bơm hút nước ra nếu có.

Bước 4: Làm phẳng mặt hố móng

Hố móng sau khi đào phải được làm phẳng thì quá trình thi công tiếp theo sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. San phẳng hố móng bằng cách sử dụng các loại đất cứng hoặc đá 1×2 và 3×4, tiếp đến sử dụng những dụng cụ thi công chuyên nghiệp như máy đầm, đầm tay để san đầm bề mặt hố móng.

Bước 5: Ghép cốp pha móng

Sau khi tiến hành cắt đầu cọc, tiến hành ghép cốp pha móng bằng cách ghép các mảnh gỗ lại với nhau để chuẩn bị cho bước tiếp theo là đổ bê tông.

Bước 6: Đổ bê tông cho móng

Trộn các loại đá với cát, xi măng và nước theo đúng tỉ lệ tiêu chuẩn và nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, gần sau nhằm tạo liên kết vững chãi cho công trình. Chú ý đảm bảo khô ráo cho bề mặt trước khi đổ bê tông, chọn đổ vào ngày nắng ráo là tốt nhất.

Bước 7: Tháo cốp pha móng

Bê tông móng là cấu kiện được trực tiếp lên trên lớp nền cứng, chỉ chịu trọng lực của bản thân và lực xô ngang của thành nên chỉ cần đổ bê tông đạt độ liên kết cố định, sau 1-2 ngày là có thể tháo cốt pha.

Bước 8: Kiểm tra chất lượng và bảo dưỡng

Bảo dưỡng bê tông móng là công đoạn cực kỳ quan trọng, sau khi đổ bê tông khoảng 4 tiếng phải tiến hành phun nước lần 1 để đảm bảo độ ẩm của bê tông. Khoảng 3 giờ tưới 1 lần và ban đêm ít nhất 2 lần, bê tông móng đúng quy chuẩn phải đảm bảo độ ẩm và khô bị khô, nứt.

Mẫu thiết kế liên quan